THẾ GIỚI

Mỹ cắt giảm lãi suất về "0"…EBC cùng với 6 ngân hàng trung ương khác giảm lãi suất hoán đổi đồng USD

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)16:46 16-03-2020
Tăng cường thanh khoản toàn cầu nhằm đối phó với Covid19…Mỹ, nối lại nới lỏng định lượng 700 tỷ USD "Duy trì lãi suất hiện hành cho đến khi đạt được mục tiêu"…"Hỗ trợ vận hành thị trường 1 cách trơn tru"

Xu thế lãi suất cơ bản giữa Hàn Quốc-Hoa Kỳ [Ảnh=Yonhap News]

Vào ngày 15 (giờ địa phương), hệ thống Dự trữ Liên bang (Fed·Cục Dự trữ Liên bang) thuộc Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, đã cắt giảm lãi suất tiêu chuẩn xuống mức 'lãi suất bằng 0' để đối phó với hậu quả của đại dịch coronavirus mới (Covid19).

Fed cho biết họ sẽ cắt giảm lãi suất tiêu chuẩn chuẩn từ 1,00~1,25% xuống còn 0,00~0,25%.

Do đó, lãi suất cơ bản của Mỹ đã trở về 0 giống như trước tháng 12/2015. Fed đã cắt giảm lãi suất chuẩn từ 0,00~0,25% vào tháng 12/2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và duy trì mức lãi suất này trong khoảng 7 năm cho đến tháng 12/2015.

Fed cũng đồng ý mua 700 tỷ USD trái phiếu chính phủ và chứng khoán được thế chấp (MBS) để mở rộng nguồn cung thanh khoản.

Động thái của Fed đã đạt được trước cuộc họp thường kì của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) dự kiến sẽ diễn ra ​​trong hai ngày kể từ ngày 17/3.

Trước đó, Fed đã hạ lãi suất chuẩn 0,5 điểm phần trăm từ 1,50~1,75% xuống 1,00~1,25% vào ngày 3/3 vừa qua.

Theo đó, lãi suất đã được hạ xuống tổng cộng hai lần trước khi cuộc họp định kỳ diễn ra.

Ngoài ra, 6 ngân hàng trung ương, bao gồm Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Canada, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đã đồng ý cải thiện thanh khoản đô la trên toàn thế giới thông qua các thỏa thuận hoán đổi USD hiện có.

Theo đó, lãi suất hoán đổi đã giảm 0,25 điểm phần trăm với tiêu chuẩn hoạt động hoán đổi là 1 tuần cùng với kỳ hạn lên tới 84 ngày. Động thái này được thực hiện để giảm bớt các khoản vay đô la và tăng thời hạn cho vay để đảm bảo thanh khoản USD-loại tiền tệ quan trọng.

ECB cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ giữ giá mới và lợi ích đáo hạn một cách kịp thời để giữ cho thị trường tiền USD hoạt động trơn tru.

Trong một tuyên bố Fed chỉ trích "Covid19 đã gây thiệt hại cho cộng đồng và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ. Dữ liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn đầy thách thức. Tác động của Covid19 đang làm suy giảm hoạt động kinh tế trong ngắn hạn và là mối nguy hiểm đối với triển vọng kinh tế".

Tuy nhiên, Fed cũng tiết lộ "Thông tin từ tháng 1 vừa qua cho thấy thị trường lao động vẫn có xu hướng tăng trưởng cho đến tháng 2 với sự gia tăng việc làm ở mức trung bình trong những tháng gần đây cùng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn thấp. Các hoạt động kinh tế cũng tăng với tốc độ khiêm tốn."

Fed giải thích: "Chúng tôi hy vọng sẽ giữ lãi suất hiện tại cho đến khi chúng tôi tin tưởng rằng nền kinh tế đang trên đà vượt qua các sự kiện gần đây và đạt được mục tiêu là cũng cấp được số việc làm tối đa và ổn định giá cả."

Trong một cuộc hội nghị với các phóng viên sau khi cắt giảm lãi suất, Jerome Powell đã tái khẳng định lập trường của mình rằng Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức hiện tại cho đến khi nền kinh tế vượt qua tình hình hiện nay.

Khi được hỏi về khả năng hạ lãi suất cơ bản xuống âm, Powell nói: "Tôi không nghĩ lãi suất âm sẽ là một chính sách kinh tế phù hợp ở Hoa Kỳ."

Fed cũng cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng sử dụng nhiều phương tiện để hỗ trợ dòng tín dụng của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Trong những tháng tới, Fed sẽ tăng nắm giữ trái phiếu chính phủ ít nhất 500 tỷ USD và chứng khoán được thế chấp (MBS) ít nhất 200 tỷ USD". Fed có kế hoạch bắt đầu mua vào từ ngày 16/3, với mỗi lần mua trị giá 40 tỷ USD.

Điều này có nghĩa là Fed sẽ cung cấp được nhiều thanh khoản hơn trên thị trường bằng cách tăng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ và MBS.

Đài phát thanh CNBC đã đánh giá việc Fed mua trái phiếu chính phủ và MBS như một chương trình nới lỏng định lượng.

Lãi suất bằng 0 và nới lỏng định lượng đã từng là 2 chính sách mấu chốt của Fed để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Fed cũng cắt giảm tỷ lệ dự trữ của ngân hàng xuống 0% và hạ 1,50 điểm phần trăm lãi suất cho vay khẩn cấp của ngân hàng xuống thành 0.25%.

Liên quan đến việc cắt giảm lãi suất của Fed, Loretta Meister, thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Cleveland, đã phản đối việc cắt giảm 1,0 điểm phần trăm, tuyên bố nên giữ mức 0,5~0,75%.

Fed đã cắt giảm lãi suất cơ bản là 0,00~0,25% từ tháng 12/2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và bắt đầu tăng lãi suất lần đầu tiên sau 7 năm vào tháng 12/2015. Lãi suất đã được nâng lên tổng cộng là 9 lần bao gồm 1 lần vào năm 2016, 3 lần vào năm 2017 và 4 lần vào năm 2018.

Tuy nhiên, do tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất đã giảm xuống mỗi lần 0.25 điểm phần trăm vào cuối tháng 7, tháng 9 và tháng 10 năm ngoái. Sau đó, duy trì lãi suất như vậy cho đến tháng 3/2020 và bắt đầu cắt giảm lãi suất triệt để từ ngày 3/3 cho đến hôm nay do tình hình Covid19.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기