Đời sống Xã hội

Phân cực sâu sắc giữa giàu và nghèo…Lãi suất chênh lệch thị trường căn hộ cho thuê tại Hàn Quốc

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:26 28-04-2020

[Ảnh= Thời báo AJU]


Năm ngoái khoảng cách giàu nghèo trong các hộ gia đình có thu nhập cao và các hộ gia đình có thu nhập thấp đã ngày một rộng ra. Hiện tượng phân cực thể hiện rõ ở nhiều tiêu chí khác nhau như tiền tiết kiệm, tiền nợ cũng như quy mô tài sản bao gồm cả bất động sản. Khi càng giàu họ càng dễ mua các ngôi nhà đắt tiền và bán đi để thu về lãi chênh lệch. Do đó, số lượng những người làm cùng lúc 2 công việc ở thành phố, cố gắng chăm chỉ kiếm tiền với mục đích thoát khỏi nghèo đói đã tăng lên, nhưng kết quả là họ không đạt được thu nhập trung bình.

Theo 'Báo cáo đời sống tài chính của người dân thường 2020' do Ngân hàng Shinhan công bố vào ngày 27/4, khoảng cách tổng tài sản giữa 20% hộ gia đình hàng đầu (882.940.000 KRW) và 20% hộ gia đình cuối bảng (95.290.000 KRW) đã tăng lên 9,2 lần.

Sự khác biệt trong tài sản bất động sản đã làm tăng độ tương phản. 20% tài sản bất động sản hàng đầu tăng 31.260.000 KRW từ 663.070.00 KRW năm 2018 lên 694.330.000 KRW vào năm ngoái, trong khi 20% tài sản cuối bảng giảm 550.000 KRW từ 56.990.000 KRW xuống 56.440.000 KRW vào năm ngoái. Theo đó, khoảng cách tài sản bất động sản giữa hai nhóm được nới rộng từ 11,6 lần năm 2018 lên 12,3 lần vào năm ngoái.

Hiện tượng giá căn hộ càng cao, sau khi mua giá trị càng tăng nhanh đang xảy ra ngày một nhiều. Trong ba năm qua, các căn hộ hơn 700 triệu KRW đã tăng trung bình 160 triệu KRW và các căn hộ từ 5~600 triệu KRW đã tăng 100 triệu KRW. Con số này là đã vượt quá một nửa số tiền gốc cho vay.

Ngân hàng Shinhan cho biết, thu nhập càng cao, giá trị tài sản bất động sản càng lớn càng khiến khoảng cách giữa người giàu và người nghèo được tô rõ.

Ngay cả trong tiền gửi tiết kiệm, hiện tượng phân cực cũng được thể hiện rất rõ ràng. 60% người có thu nhập hàng đầu tăng tất cả tiền tiết kiệm của họ cùng một lúc, trong khi số tiền tiết kiệm của những người có mức thu nhập trung bình trở xuống lại giảm. Nhóm có mức tăng tiết kiệm lớn nhất là 20-40% người có thu nhập hàng đầu (1,27 triệu KRW -> 1,31 triệu KRW, 400.000 KRW). Ngược lại, số tiền tiết kiệm của 20% những người có thu nhập ở cuối bảng đã giảm từ 630.000 KRW xuống còn 570.000 KRW, giảm 60.000 KRW.

Sự khác biệt cũng được thấy rõ trong các khoản tiền nợ. Năm ngoái, tổng tỷ lệ nắm giữ nợ là 52,8%, giảm 4,4 điểm phần trăm so với 57,2% trong năm 2018, nhưng mức giảm tương đối chậm hơn đối với nhóm có thu nhập thấp.

Một quan chức của Ngân hàng Shinhan cho biết "Số dư nợ (trong số 20% hộ gia đình thấp hơn) là nhỏ nhất tuy nhiên hiện đã chiếm tỉ trọng lớn nhất nếu so với năm trước. Với việc tỷ lệ sử dụng cho vay của ngành tài chính thứ hai và thứ ba cũng cao nhất dẫn đến nhiều ý kiến lo ngại về gánh nặng hộ gia đình sẽ ngày càng tăng."

Cả hai nhóm cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong mô hình tiêu thụ. Thu nhập hộ gia đình càng cao, chi phí dành cho sinh hoạt càng ít còn chi phí dành cho giáo dục càng lớn. Kết quả là đối với nhóm thu nhập càng cao thì nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục càng cao. Mặt khác, những người thu nhập thấp đã chi hơn một nửa tổng số tiền tiêu dùng cho các chi phí sinh hoạt cơ bản như thực phẩm, vận chuyển và chi phí liên lạc.

Ngày càng có nhiều người lựa chọn 'làm cùng lúc 2 công việc' để cố gắng để thoát khỏi hiện trạng này. Năm ngoái, tỷ lệ người làm 2 công việc song song là 10,2%, tăng 1,3 lần so với năm trước (8,1%). Với 65,7% câu trả lời cho lý do để bắt đầu làm 2 công việc, có thể thấy mục đích chủ yếu là vì 'thu nhập bị giảm và chuẩn bị 1 khoản tiền cho 1 mục đích cần thiết'.

Tuy nhiên, thu nhập cũng chưa đạt được mức tối thiểu của 1 bộ phận chỉ có 1 công việc chính (3.230.000 KRW). Trong trường hợp của người làm 2 công việc, người ta đã tính toán rằng họ kiếm được tổng cộng 2.800.000 KRW/tháng (2.280.000 KRW cho công việc chính và 540.000 KRW cho công việc phụ).

Một quan chức của Ngân hàng Shinhan cho biết tỷ lệ số người làm 2 công việc dự kiến ​​sẽ tăng hơn nữa trong tương lai. Tóm tắt nội dung của báo cáo, chúng ta có thể thấy rõ ràng hiện tượng giàu nghèo đang ngày 1 rõ nét hơn thông qua nhiều tiêu chuẩn khác nhau.

Năm ngoái, thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi hộ gia đình ở Hàn Quốc là 4,86 ​​triệu KRW. Đây là mức tăng 100.000 won so với năm trước (4,76 triệu KRW). Chi tiêu trung bình là 2,41 triệu KRW, và số tiền tiết kiệm và đầu tư hàng tháng là 1,11 triệu KRW.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기