Đời sống Xã hội

Các lý do chính khiến nhân viên văn phòng Hàn Quốc thôi việc là gì?

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:43 05-11-2020
Kết quả khảo sát của Incruit với 665 nhân viên văn phòng "Sự cằn nhằn của sếp" · "Căng thẳng tâm lý với các mối quan hệ với mọi người"
Lý do chủ yếu nhất khiến một nhân viên văn phòng Hàn Quốc quyết định nghỉ việc công ty chính là do bị sếp cằn nhằn.
 

[Ảnh=Incruit]

Điều này được tiết lộ vào ngày 5 sau khi Incruit (trang thông tin tuyển dụng) thông báo kết quả của cuộc khảo sát với 665 nhân viên văn phòng về lý do họ quyết định rời khỏi công ty.

Trong số này, có đến 89,5% cho biết họ đã từng suy nghĩ về vấn đề thôi việc. Trong số những lý do khiến nhân viên văn phòng phải suy nghĩ về việc rời công ty, lý do nhận được nhiều phiếu bầu nhất chính là sự cằn nhằn của sếp (15,0%). Tiếp theo là “căng thẳng với mọi người” (14,3%) và “tiền lương hàng năm” (13,0%).

Nếu xem xét kết quả lý do nghỉ việc theo năm, những nhân viên mới vào công ty trong năm nay chọn lý do “sếp cằn nhằn” nhiều nhất (15,3%). Những người đã có 3 đến 4 năm làm việc trong công ty thì cho rằng 'căng thẳng giữa các cá nhân' (tương ứng là 14,8% và 16,7%) là lý do phổ biến nhất. Trong trường hợp đã gắn bó với công ty được 5 đến 6 năm, 'lương hàng năm' (lần lượt là 13,7% và 22,8%) được chọn là lý do hàng đầu.

Đối với những nhân viên có trên 10 năm làm việc ở công ty chẳng hạn như 10 năm làm việc (19,5%), hơn 15 năm làm việc (17,6%) và 20 năm làm việc trở lên (15,8%), thì lý do "sếp cằn nhằn" cũng được chọn là lý do chính để xin nghỉ việc. Đối với những người có hơn 25 năm làm việc, “chính trị nội bộ” (15,8%) là lý do từ chức phổ biến nhất.

Như vậy, lý do nghỉ việc của nhân viên văn phòng theo năm đã rõ ràng, nhưng vẫn có nhiều người do dự vì một số lý do sau đây "chưa có kế hoạch nào sau khi rời công ty" (35,6%), 'do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không phải thời điểm thích hợp để nhảy việc" (28,7%) và "vì còn phải nuôi con và gia đình" 17,6%).

Hầu hết những người có thể trút bầu tâm sự về vấn đề xin nghỉ việc là ‘bạn bè và người quen’ (47,1%), ‘gia đình’ (22,9%), ‘đồng nghiệp’ (14,2%) và ‘cộng đồng trực tuyến’ (7,2%).
 

[Ảnh=Internet]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기