VIỆT NAM

Cơn sốt 'K-beauty' đang nóng dần lên ở Việt Nam

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:04 12-07-2021
Trong bối cảnh mỹ phẩm Hàn Quốc ngày càng phổ biến trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam, có một lời khuyên rằng cần phải thúc đẩy động cơ xuất khẩu bằng cách sử dụng các nền tảng và nội dung số.

 

[Ảnh=Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA)]


Theo 'Xu hướng và ý nghĩa xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam sau Covid-19' do Viện Nghiên cứu Thương mại Quốc tế thuộc Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) công bố ngày 12, bất chấp sự lan rộng của dịch bệnh, thị trường sản phẩm làm đẹp của Việt Nam, bao gồm nước hoa, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc tóc và miệng, v.v. đã ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại là 2.113,48 triệu USD. Thêm vào đó, thị trường dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,42 tỷ USD vào năm 2025.

Đặc biệt, Báo cáo đã được phân tích thị trường mỹ phẩm dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm 10,1% trong 5 năm tới khi các sản phẩm mỹ phẩm dần chuyển đổi thành hàng tiêu dùng hàng ngày nhờ sức tiêu thụ của thế hệ MZ (thế hệ millennials + thế hệ Z) tại Việt Nam kết hợp với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử và những biển đổi tích cực trong nhận thức về trang điểm. 

Báo cáo cũng chỉ ra răng mức độ phổ biến và vị thế của mỹ phẩm Hàn Quốc trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam cao hơn hẳn các nước khác. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu mỹ phẩm của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 227,31 triệu USD, tăng 17,6% so với năm 2019. Ngoài ra, nó chiếm 48,1% trong tỷ lệ các quốc gia Việt Nam nhập khẩu mỹ phẩm, đánh bại Nhật Bản (16,1%) và Pháp (10,8%) để chiếm vị trí thứ nhất trong vòng 5 năm liên tiếp.

Báo cáo đánh giá “Xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng trưởng về số lượng cũng như mở rộng việc sử dụng các nền tảng kỹ thuật số. Hệ sinh thái xuất khẩu đang ngày càng đa dạng hóa với sự gia nhập của các dịch vụ K-beauty”.

Báo cáo cũng giới thiệu các trường hợp sử dụng cho các nền tảng kỹ thuật số. Mate Korea đã mở một gian hàng Hàn Quốc độc quyền trên nền tảng thương mại điện tử Zalo Shop của ứng dụng nhắn tin di động 'Zalo', được 86% người Việt Nam sử dụng và iến vào thị trường Việt Nam thông qua dịch vụ kết nối người mua Việt Nam và các công ty Hàn Quốc.

GoMi Corporation đã xây dựng một nền tảng thương mại riêng cho các sản phẩm Hàn Quốc và cung cấp các dịch vụ như mở gian hàng trong nền tảng thương mại điện tử, bán hàng, phân phối, vận chuyển, chăm sóc khách hàng và đạt được 1 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Ngoài ra, Zam Face còn nhắm mục tiêu đến thế hệ MZ, những người tiếp cận thông tin sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và YouTube. Zam Face sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại tự động nội dung và dịch vụ làm đẹp như thông tin sản phẩm, phương pháp trang điểm và đề xuất các gợi ý mang tính chất cá nhân hóa cho người dùng. Theo đó, vào tháng 4, Zam Face đã thu hút được 150.000 người dùng chỉ sau hai tháng kể từ khi vào Việt Nam.

Kim Bo-kyung, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, cho biết: "Khi việc cắt giảm thuế đối với mỹ phẩm Hàn Quốc gia tăng theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam (FTA) từ năm nay, các cơ hội lớn hơn sẽ được mở ra cho các công ty Hàn Quốc. Để liên tục tạo ra các cơ hội xuất khẩu cũng như tăng cường khả năng tiếp cận và độ tin cậy, chúng ta cần cung cấp nội dung hấp dẫn và mở rộng các điểm tiếp xúc với khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số. Ngoài ra, cũng cần mở rộng giá trị gia tăng thông qua các kế hoạch dài hạn."

 

Vào ngày 14/11/2020, KOTRA đã tổ chức triển lãm xúc tiến hàng tiêu dùng giới thiệu khoảng 100 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm và hàng gia dụng của các công ty Hàn Quốc tại một trung tâm mua sắm ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. [Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기