Đời sống Xã hội

Người trẻ không còn thiết tha với Seoul…"Chuyển đi ở độ tuổi 30 vì giá nhà ở quá cao"

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)09:18 07-04-2022
Khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi 20 và 30 ở Seoul tiếp tục giảm, kết quả của một khảo sát cũng cho thấy dường như bộ phận giới trẻ đang phải chịu đựng áp lực từ vấn đề việc làm không ổn định và giá nhà quá cao ở Seoul.

Vào ngày 6, Chính quyền Thủ đô Seoul đã công bố kết quả phân tích lối sống trung bình của các đối tượng trẻ trong độ tuổi 20~30 bằng cách sử dụng 'Khảo sát Chỉ số Chính sách Đô thị Seoul năm 2021'.

'Khảo sát Seoul năm 2021' được thực hiện từ ngày 6/9~16/11 năm ngoái, với 20.000 hộ gia đình (40.411 người từ 15 tuổi trở lên), 5.000 công dân và 2.500 người nước ngoài sống ở Seoul. Một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện song song với một cuộc phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia.

Trong tổng số người được hỏi, có 14.690 người trong độ tuổi 20 và 30, trong đó 12.977 người trong cuộc điều tra hộ gia đình và 1.713 người trong cuộc điều tra công dân.

◇ Cứ hai người thì có một người rời Seoul vào năm 2030…Hơn một nửa đường đi làm đến các thành phố khác

Theo kết quả của một cuộc khảo sát ở Seoul, có 2,86 triệu người trong độ tuổi 20~30 (từ 20~39 tuổi) sống ở Seoul vào năm ngoái, trong đó nữ giới (1,46 triệu) nhiều hơn nam giới (1,4 triệu), chiếm 30,1% tổng dân số của Seoul.

Trong bảy năm qua, dân số người trẻ ở độ tuổi 20~30 ở Seoul đã giảm 8,2%, cao hơn tốc độ giảm trong tổng dân số của thành phố (-5,1%). Lý do chính cho sự suy giảm dân số của người trẻ là di chuyển khỏi Seoul. Cứ 2 người thì có 1 người thuộc nhóm thanh niên 20~30 tuổi rời khỏi Seoul. Xét đến lý do chuyển ra ngoài, những người ở độ tuổi 20 cho biết là vì gia đình, nghề nghiệp còn những người ở độ tuổi 30 đưa ra câu trả lời là do nhà ở và gia đình.

Một quan chức từ Seoul cho biết, "Hầu hết mọi người chuyển đến và rời đi vì lý do gia đình hoặc công việc, nhưng 'giá nhà ở' lại là một trong những yếu tố chính khiến người dân ở độ tuổi 30 chuyển ra khỏi Seoul. Tôi nghĩ chúng ta cần nhiều chính sách hơn về vấn đề này."

Trong số các quận tự trị của Seoul, nơi tập trung đông dân cư ở độ tuổi 20~30 nhất là Gwanak-gu (39,9%), tiếp theo là Gwangjin-gu (34,2%) và Yeongdeungpo-gu (34,0%). Nowon-gu (26,0%) là nơi có ít người trẻ trong độ tuổi 20~30 sống nhất.

Loại hình nhà ở mà đối tượng này đang sinh sống là căn hộ chung cư (42,8%), nhà liền kề (28,1%) và nhà riêng (24,0%). Trong đó, 35,8% sống trong nhà riêng của họ, bao gồm cả nhà do cha mẹ sở hữu, và 28,1% là sống ở nhà thuê trả tiền theo tháng với một khoản đặt cọc.

71,5% của thế hệ 20~30 sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi lại và đi học, và hơn một nửa (55,4%) phải thường xuyên di chuyển đến các thành phố hoặc quận khác.

Trong cuộc sống giải trí, các hoạt động trong nhà như xem video (49,7% ngày thường, 30,7% vào cuối tuần) là hoạt động chủ yếu.

 

Số giờ ngủ trung bình mỗi ngày cho 2030 thế hệ theo loại hình việc làm [Ảnh=Thành phố Seoul]


◇ Căng thẳng vì các mối quan hệ xã hội và tình trạng tài chính...Thu nhập bắt đầu có khoảng cách tùy theo giới tính từ độ tuổi 30

Thời gian ngủ trung bình mỗi ngày của thế hệ 2030 ở Seoul là 6 tiếng 49 phút.

Đặc biệt, khi càng lo lắng về vấn đề việc làm thì thời gian ngủ càng ngắn. Thời gian ngủ của người thực tập hưởng lương là 6 giờ 7 phút trong khi đó thời gian ngủ của người lao động toàn thời gian (đã được quy định tuổi nghỉ hưu) là 6 giờ 44 phút.

Khoảng một nửa (46,6%) của thế hệ 2030 trả lời rằng họ cảm thấy căng thẳng và nguyên nhân dẫn đến việc này là từ các mối quan hệ xã hội (23,0%), tình trạng tài chính (22,7%), làm việc/học tập quá mức (22,2%).

Các loại việc làm phổ biến nhất là lao động toàn thời gian (67,7%), lao động hợp đồng không xác định thời hạn (19,3%), lao động hợp đồng có thời hạn (11,9%) và thực tập sinh có lương (1,0%). Tỷ lệ lao động toàn thời gian tăng nhẹ khi họ bước vào độ tuổi 30.

Số giờ làm việc trung bình hàng tuần theo loại hình việc làm là 41 giờ 26 phút đối với lao động toàn thời gian, 40 giờ và 42 phút đối với hợp đồng không xác định thời hạn, 36 giờ và 21 phút đối với hợp đồng có thời hạn và 29 giờ 12 phút đối với thực tập sinh có lương.

Khảo sát cũng cho thấy sự khác biệt về thu nhập theo giới tính bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 30.

Không có sự khác biệt đáng kể giữa nam giới và nữ giới ở độ tuổi 20 khi đều có thể kiếm được trung bình hàng tháng từ 2~3 triệu won. Tuy nhiên với độ tuổi 30, thu nhập của nam giới bắt đầu có sự khác biệt so với nữ giới, khoảng 40% nam giới ở độ tuổi 30 kiếm được trung bình 2,5~3,5 triệu won mỗi tháng trong khi  40% phụ nữ chỉ kiếm được từ 2~3 triệu won.

Chính quyền thành phố Seoul chỉ ra rằng "cần có các biện pháp cải thiện phong cách làm việc và hệ thống đãi ngộ cho đối tượng nữ giới ở tuổi 30."

Nam giới có nhận thức bảo thủ về kết hôn, sinh con và ly hôn nhưng lại tỏ ra cởi mở hơn trong việc sống thử.

Khả năng dịch chuyển tầng lớp xã hội (2,92 điểm) được xem xét ở thế hệ 2030 cao hơn mức mà những người ở độ tuổi 40 nghĩ (2,68 điểm).

◇ Nhận thức của cả nam giới và nữ giới về mức độ tham gia xã hội của phụ nữ đang dần phát triển

Một cuộc khảo sát cho thấy thế hệ 2030 cảm thấy không công bằng về cơ hội giáo dục, cơ hội việc làm và thực thi pháp luật hơn những người ở độ tuổi 40 trở lên.

Đặc biệt, một quan chức Seoul giải thích rằng có sự khác biệt lớn trong nhận thức giữa thế hệ 2030 và thế hệ 40 tuổi trở lên về 'gánh nặng thuế đối với phúc lợi của người cao tuổi'.

Sự khác biệt trong nhận thức về bình đẳng giới giữa nam và nữ cũng là điểm đáng chú ý.

Xét về mức độ đồng ý với 'chính sách mở rộng mức độ tham gia xã hội của phụ nữ', phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30 (3,68 trên thang điểm 5) tích cực hơn nam giới (3,19). Sự khác biệt về nhận thức giữa nam và nữ về cùng một câu hỏi tăng dần từ 0,12 điểm năm 2017 lên 0,49 điểm năm ngoái.

 

[Ảnh=Getty Images Bank]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기