Đời sống Xã hội

Nhiều đồn đoán xung quanh sự biến mất của văn phòng KCCI Hà Nội

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:53 20-06-2022
Văn phòng Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), tổ chức gây xôn xao dư luận gần đây do không thanh toán chi phí nhập cảnh đặc biệt, bất ngờ bị tháo dỡ làm dấy lên nhiều nghi vấn.

 

Văn phòng KCCI Hà Nội có vị trí tại tầng 9 tòa nhà Daeha đã bất ngờ bị tháo dỡ. [Ảnh=Yonhap News]


Theo nguồn tin từ Yonhap News ngày 20, văn phòng KCCI vốn được đặt ở tầng 9 của Tòa nhà Daeha (đối diện với khách sạn Lotte Hà Nội) đã bị tháo dỡ. Tại đây, công việc thi công nội thất đang được tiến hành nhanh chóng để chuẩn bị cho người thuê mới chuyển đến.

KCCI đã bắt đầu hoạt động và mở của văn phòng tại Việt Nam từ năm 2008 nhằm mục đích hỗ trợ các công ty Hàn Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Sự việc văn phòng Hà Nội của Phòng Thương mại Hàn Quốc, một trong bốn tổ chức kinh tế của Hàn Quốc, đột nhiên biến mất, khiến các quan chức của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại địa phương cảm thấy rất hoang mang.

Kim Han-yong, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) cho biết, "Chúng tôi cũng thấy rất lạ khi nghe được những tin đồn về việc KCCI rút khỏi Việt Nam. Hiện, Korrcham chưa nhận được bất cứ thông báo nào về sự việc này."

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết mãi tới gần đây mới nắm bắt được thông tin về sự biến mất của văn phòng KCCI.

Về vấn đề này, có một số suy đoán cho rằng KCCI quyết định đóng cửa trụ sở sau khi vướng vào nhiều tranh cãi khác nhau, bao gồm cả việc chưa thanh toán phí nhập cảnh đặc biệt cho công ty du lịch Việt Nam.

Được biết, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đã tổ chức chương trình nhập cảnh đặc biệt cho 4.000 doanh nhân, chuyên gia Hàn Quốc sau khi chính phủ Việt Nam đưa ra quy định hạn chế nhập cảnh từ nước nước ngoài nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 từ hồi tháng 3/2020.

Tuy nhiên, trong quá trình này việc KCCI quá hạn chi trả khoản phí hàng trăm triệu won cho một công phía Việt Nam đã gây ra nhiều tranh cãi. Công ty bị thiệt hại là một doanh nghiệp nhỏ với 13 nhân viên và số vốn 600 triệu won,có doanh thu dựa trên hoa hồng khoảng 1 tỷ won.

Hiện tại Korcham cũng đang theo dõi sát sao sự việc này do KCCI cũng là thành viên của Korcham.

Không chỉ gây tranh cãi về việc chậm trả phí dịch vụ, KCCI cũng vướng vào những ồn ào liên quan đến việc lựa chọn khách sạn cách ly cho các doanh nghiệp đăng ký nhập cảnh đặc biệt.

KCCI khi đó đã lựa chọn Novotel, khách sạn có sức chứa thấp, vào danh sách các cơ sở cách ly trong nửa đầu năm 2021. So với khách sạn cách ly chính là FLC Resort tại tỉnh Quảng Ninh có tổng cộng 649 phòng thì Novotel chỉ có 225 phòng khiến nhiều chuyên gia, doanh nhân phàn nàn không thể nhập cảnh đúng thời gian do không đủ phòng cách ly.

Với nhiều sự vụ liên tục  phát sinh, trụ sở chính của KCCI đã bắt đầu kiểm toán nội bộ vào từ cuối tháng 3 vừa qua, và xác nhận rằng người đứng đầu văn phòng KCCI Việt Nam đã trở lại Hàn Quốc.

Về vấn đề này, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết đã nhận được thông tin về việc văn phòng KCCI Việt Nam sẽ đóng cửa.

Tùy viên thương mại (thuộc Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng) Min Moon-ki chi biết "Khi chúng tôi liên lạc với người đứng đầu văn phòng KCCI Việt Nam (người đã trở về Hàn Quốc từ tháng 3), ông ấy đã cho biết rằng hợp đồng đối với văn phòng hiện tại đã hết hạn và quá trình tháo dỡ khá mất thời gian nên khu vực văn phòng vẫn chưa thu dọn được hoàn toàn."

Đáp lại, trụ sở chính KCCI thông báo văn phòng Hà Nội không đóng cửa mà sẽ được chuyển đến một địa điểm khác.

Một quan chức cấp cao của KCCI cho biết "Đã có ý kiến ​​cho rằng nên đóng cửa văn phòng Hà Nội do có nhiều vướng mắc phát sinh, nhưng cuối cùng, sau một cuộc họp, mọi người đã đi đến thống nhất và quyết định giữ lại văn phòng KCCI Hà Nội."

Vị quan chức này cũng cho biết "Quá trình tuyển dụng giám đốc kế nhiệm đang được tiến hành và chúng tôi dự kiến ​​sẽ đưa ra quyết định bổ nhiệm nhân sự trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, chúng tôi sẽ cải tổ toàn bộ văn phòng để có thể hợp tác suôn sẻ cũng như hạn chế tối đa xung đột với các tổ chức Hàn Quốc tại Việt Nam bao gồm Korcham.

Tuy nhiên, vị quan chức này cũng chưa tiết lộ vị trí của văn phòng mới, làm dấy lên nhiều nghi ngờ.

Ngay cả tùy viên thương mại Min, được điều động từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, bộ chính cũng cho biết "Tôi không biết văn phòng mới của KCCI Hà Nội ở đâu."

Một số công ty thành viên của KCCI đang vô cùng bất bình về việc văn phòng KCCI Hà Nội đột ngột đóng cửa và di dời mà không hề có thông báo nào.

Hiện tại, có tổng cộng 9.000 công ty Hàn Quốc đã tiến vào Việt Nam, và nhiều công ty trong số đó được biết đến là thành viên của KCCI.

Quan chức của một công ty thành viên cho biết: "Tôi không biết nội bộ đã xảy ra chuyện gì, nhưng nếu văn phòng đã sử dụng ít nhất 10 năm bị phá bỏ và chuyển đi nơi khác, chúng tôi nên được thông báo trước. Thật vô lý khi không ai biết văn phòng mới ở đâu."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기