Kinh tế Chính trị

Nhân chứng người Việt Nam trong cuộc thảm sát Phong Nhị ra làm chứng trước tòa án Hàn Quốc

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:23 10-08-2022
Các nạn nhân từng chứng kiến ​​vụ thảm sát dân thường của quân đội Hàn Quốc trong Chiến tranh Việt Nam đã đến Hàn Quốc để làm chứng trước tòa và gặp chủ tịch Ủy ban Sự thật và Hòa giải.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh (bên phải) nạn nhân sống sót trong và nhân chứng (bên trái) của cuộc 'thảm sát Phong Nhị'. [Ảnh=Yonhap News]


Mạng lưới xã hội dân sự nhằm giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề chiến tranh Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp báo trước tòa nhà Namsan Square ở Jung-gu, Seoul vào ngày 8 và kêu gọi "Sự thật về 'Sự cố Hà My', một vụ thảm sát thường dân của binh lính Hàn Quốc trong Chiến tranh Việt Nam, cần được điều tra xác đáng."

Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi), nạn nhân sống sót sau 'thảm sát Phong Nhị' trong chiến tranh Việt Nam năm 1968, và nhân chứng Nguyễn Đức Chơi (82 tuổi) cùng ngày đã có cuộc gặp và trao đổi với Chung Geun-sik, chủ tịch Ủy ban Sự thật và Hòa giải.

Cuộc trao đổi này cũng liên quan đến việc các nạn nhân và gia đình của vụ thảm sát Hà My, một vụ thảm sát dân thường khác trong chiến tranh Việt Nam, đã nộp đơn yêu cầu làm rõ sự thật đến Ủy ban Sự thật và Hòa giải vào tháng 4 vừa qua với mục đích kêu gọi điều tra và làm sáng tỏ sự thật.

Mặc dù nguyên đơn Nguyễn Thị Thanh và nhân chứng Nguyễn Đức Chơi trong sự kiện lần này đều là nạn nhân của 'thảm sát Phong Nhị', nhưng họ cũng có liên quan với những nạn nhân của các cuộc thảm sát dân thường khác.

Bà Nguyễn Thị Thanh cho biết "Vụ 'thảm sát Hà My' là một trường hợp tiêu biểu cho vụ thảm sát thường dân của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam, và đây là một vụ việc rất đau lòng. Tôi rất mong Ủy ban sẽ nhanh chóng lên tiếng và có hành động giúp đỡ."

Luật sư Lim Jae-seong, thành viên của nhóm luật sư vì xã hội dân chủ, người đại diện tố tụng cho nguyên đơn cho biết, "Chủ tịch Ủy ban Sự thật và Hòa giải bày tỏ sự hối tiếc về những sự cố đáng tiếc trong quá khứ, chẳng hạn như vụ thảm sát Hà My."

Theo đó, bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Đức Chơi đã đến Hàn Quốc vào ngày 5 để lần lượt xuất hiện với tư cách nguyên đơn và nhân chứng trong vụ kiện đòi bồi thường quốc gia về tội ác diệt chủng thường dân trong Chiến tranh Việt Nam, sẽ được tổ chức tại Tòa án Quận trung tâm Seoul bắt đầu vào 2 giờ 30 phút chiều ngày 9/8.

Trước đó, tháng 4/2020, bà Nguyễn Thị Thanh đệ đơn kiện Chính phủ Hàn Quốc đòi bồi thường 30 triệu won liên quan đến vụ thảm sát dân thường tại làng Phong Nhị. Bà cho biết ngày 12/2/1968, các binh sĩ thuộc Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 1 Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc đã thảm sát khoảng 70 thường dân ở thôn Phong Nhị, huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên các nạn nhân và nhân chứng Việt Nam đứng ra làm chứng tại tòa án ở Hàn Quốc liên quan đến vụ thảm sát người dân thường trong chiến tranh Việt Nam.

Được biết, họ sẽ tổ chức một cuộc họp báo trước Tòa án Quận Trung tâm Seoul vào ngày 9 ngay trước khi ra tòa, và vào ngày 10 có kế hoạch kêu gọi Quốc hội Hàn Quốc xem xét về sự cần thiết của việc thiết lập pháp luật đặc biệt để điều tra sự thật. Vào ngày 11, sẽ tổ chức một cuộc biểu tình 1 người trước văn phòng tổng thống Yongsan để yêu cầu chính phủ Hàn Quốc làm rõ sự thật và trách nhiệm trong 'thảm sát Phong Nhị'.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기