Đời sống Xã hội

Gần một nửa dân văn phòng trẻ tuổi ở Hàn Quốc đang lựa chọn "nghỉ việc âm thầm"

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)09:41 09-02-2023

[Ảnh=Alba Cheonguk]


"Nghỉ việc âm thầm" (quiet quitting) đã trở thành một xu hướng sau đại dịch tại nhiều nơi trên thế giới. Ở Hàn Quốc, rất nhiều người trẻ tuổi cũng đang cho thấy ý định "nghỉ việc âm thầm" với lý do chính đó là thấy những gì nhận được không xứng đáng với công sức bỏ ra.

Anh Lee (32 tuổi), nhân viên văn phòng có thâm niên 6 năm tại một công ty cỡ vừa, đang thực hiện "nghỉ việc âm thầm", cho biết hiện tại chỉ hoàn thành lượng công việc tối thiểu trong thời gian và phạm vi công việc đã định. Điều này trái ngược với những ngày đầu vào công ty, anh làm việc hết mình kể cả ngày nghỉ, nhưng từ vài tháng trước, anh Lee tâm sự chỉ cần hoàn thành công việc được giao anh sẽ lập tức tắt máy tính và tập trung vào sở thích cá nhân.

Anh Lee cho biết: "Gần đây, tôi được đề nghị thuyên chuyển nhân sự đến một bộ phận khác nhưng tôi đã từ chối vì cảm thấy không muốn nỗ lực nhiều hơn cho công ty nữa. Tôi nghi ngờ liệu mức lương hiện tại có thực sự là khoản đền bù xứng đáng cho khối lượng công việc đã hoàn thành hay không, hơn nữa nếu chỉ cố gắng thôi thì cũng khó có thể đạt được tới vị trí nào đó trong ban giám đốc. Tôi băn khoăng không biết liệu có đúng đắn hay không khi dành tất cả thời gian và công sức của mình chỉ để giành được nó."

"Ý nghĩa công việc" vốn được đánh dấu bởi sự phát triển của sự nghiệp và chứng minh bản thân trong thời kỳ đầu vào công ty cũng đã phai nhạt từ lâu. Anh Lee cho biết "Cuối cùng, điều còn lại là bồi thường kinh tế (lương), nhưng nếu bạn cũng cảm thấy con số nhận được là chưa đủ thì sẽ thường xuyên cảm thấy "vô ích/vô nghĩa". Ngay cả những người bạn của tôi tại nơi làm việc cũng thấy ngại khi nói câu "trung thành với công ty" và rằng các công ty chỉ là nơi trả lương, họ sẵn sàng thay đổi công việc bất cứ khi nào có cơ hội tốt hơn."

Không khó để có thể nhận ra hầu hết nhân viên văn phòng thuộc thế hệ MZ (sinh từ đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2000) tại Hàn Quốc đều có cái nhìn bình thường, thậm chí là tích cực về việc "nghỉ việc âm thầm". Trên thực tế, khoảng một nửa số nhân viên văn phòng thuộc thế hệ MZ đồng ý rằng họ đang nghỉ việc âm thầm.

Vào ngày 6, theo kết quả khảo sát 1.448 người thuộc thế hệ MZ của 'Alba Cheonguk' một cổng thông tin chuyên cũng cấp thông tin việc làm thì 8/10 người (79,7%) có nhận thức tích cực về việc im lặng nghỉ việc.

Lý do đầu tiên là do "nhận thức tiêu cực về việc lao động bổ sung mà không được trả công xứng đáng" (62,7%). Các lý do khác là "vì tôi cần tách biệt công việc khỏi cuộc sống hàng ngày" (37,4%), "vì tôi coi công việc đơn giản chỉ là một phương tiện để kiếm tiền" (23,2%), "để tách biệt giữa sự phát triển của công ty và sự phát triển của cá nhân" (20,3% ), "mong muốn có thể thay đổi xã hội định hướng tập trung vào công việc/thành tích" (13,6%).

Trên thực tế, trong số những người được hỏi, 47,5% lao động toàn thời gian và 45,2% lao động bán thời gian hiện đang có hành động lặng lẽ từ chức.

Về phương thức cụ thể, cách thức phổ biến nhất là "tự tìm việc để làm hoặc không đảm nhận công việc khác" (54,2% nhân viên văn phòng). Các ý kiến ​​như không làm thêm giờ (38,2%) hoặc tự chứng minh bản thân thông qua công việc phụ hoặc sở thích (36,6% nhân viên văn phòng) là những ý kiến ​​phổ biến tiếp theo. Thậm chí, có 8,4% nhân viên văn phòng cho biết họ "từ chối thăng tiến".

Định nghĩa về ý nghĩa và giá trị của công việc mà những người lao động thuộc thế hệ trẻ Hàn Quốc cũng vẫn tập trung vào "phần thưởng kinh tế". Khi được hỏi về ý nghĩa của công việc, 59,1% số người được hỏi trả lời rằng "kiếm tiền". Với ý nghĩa như "sự phát triển nghề nghiệp cá nhân" (14,5%), "chứng minh bản thân" (6,8%) và "cảm giác trực thuộc về nghề nghiệp hoặc nơi làm việc" (5,1%) bị đẩy xuống vị trí thấp.

Khi xu hướng im lặng từ chức của nhân viên văn phòng lan rộng, các công ty cũng đang phải vật lộn để đưa ra các biện pháp đối phó khi lo ngại về sự sụt giảm năng suất, suy thoái văn hóa tổ chức và thất thoát nhân lực.

Kwon Ki-wook, giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Konkuk, cho biết: "Lý do khiến nhân viên chỉ làm đúng khối lượng công việc như yêu cầu trở nên phổ biến là do nhận thức rằng công ty đã không đối xử công bằng với giá trị của họ. Mặc dù môi trường này có thể gây rủi ro cho công ty, nhưng nó sẽ dẫn đến việc thiết lập một hệ thống nhân sự với mức lương thưởng công bằng cũng như công nhận giá trị và công việc của từng cá nhân, xây dựng văn hóa tổ chức ngang bằng, củng cố mối quan hệ tin cậy giữa các tổ chức."
 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기