Đời sống Xã hội

Giới trẻ Hàn Quốc có nhận thức như thế nào về xã hội của quốc gia?

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)11:15 24-04-2023
Theo kết quả của "Khảo sát nhận thức xã hội của giới trẻ độ tuổi 20~30 tuổi" được thực hiện bởi tổ chức truyền thông và xã hội dân sự 'Barun Media Citizen Action' (do Viện Đánh gia Dư luận Hàn Quốc (KOPRA) ủy quyền) thực hiện trong vòng 6 ngày từ ngày 13~18/4 với 1.001 công dân Hàn Quốc độ tuổi 20~30, thế hệ trẻ Hàn Quốc đã xếp hạng Trung Quốc và Triều Tiên là "quốc gia không có thiện cảm" và là "mối đe dọa đối với nền kinh tế và an ninh". Bên cạnh đó có 61% số người được hỏi cho rằng "thống nhất Bắc-Nam là không cần thiết".

 

Những người tìm việc đang được tư vấn tại mt hội chợ việc làm được tổ chức tại Trung tâm aT ở Seocho-gu, Seoul vào chiều ngày 15/11/2022. [Ảnh=Yonhap News]

 
◆ 91% công dân độ tuổi 20~30 "không thích Trung Quốc"...Theo sau là Triều Tiên, Nhật Bản
Theo kết quả khảo sát, nhận thức của giới trẻ Hàn Quốc (độ tuổi 20~30) đối với Mỹ được cho là 'tích cực' và 'giúp ích cho an ninh và kinh tế'. Theo đó, dự đoán rằng tỷ lệ chấp thuận của các thế hệ tương lai đối với chính sách 'liên minh Hàn-Mỹ', được thúc đẩy dựa trên tình hữu nghị giữa hai nước, cũng sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao.

Ngược lại, khi được hỏi về 'mức độ yêu thích' của 4 quốc gia xung quanh Bán đảo Hàn Quốc bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga thì 91% người được hỏi trả lời là Trung Quốc. Đứng ở vị trí thứ 2 trong những quốc gia mà giới trẻ Hàn Quốc không có hảo cảm là Triều Tiên (88%) và thứ 3 là Nhật Bản (63%).

Những người ở độ tuổi 20~30 coi Triều Tiên (83%) và Trung Quốc (77%) là 'các quốc gia đe dọa' trong câu hỏi khảo sát về tác động của bốn quốc gia đối với an ninh của Hàn Quốc. Trong đó, Triều Tiên được xác định là 'quốc gia đe dọa' bất kể đối tượng được hỏi là phe bảo thủ (79%) hay phe cấp tiến (82%).

Về tác động của 4 quốc gia xung quanh Bán đảo Hàn Quốc đối với nền kinh tế Hàn Quốc, trong trường hợp của Triều Tiên, 65% chọn câu trả lời 'đe dọa (65%)'. Cũng tương tự với Trung Quốc khi có tới 60% phản hồi cho rằng Trung Quốc là 'mối đe dọa (60%)' với nền kinh tế Hàn Quốc.

 

[Ảnh=Getty Images Bank]

 
◆ 42% có nhận thức 'tiêu cực' với công đoàn
Đối với quan điểm về công đoàn, nhận thức tiêu cực (42%) cao hơn nhận thức tích cực (34%). Và vấn đề lớn nhất với các công đoàn, 35% những người trẻ tuổi Hàn Quốc lựa chọn câu trả lời là 'sự ích kỷ của công đoàn', trong đó các thành viên công đoàn chỉ tập trung quan tâm đến lợi ích của bản thân.

Những người ở độ tuổi 20 và 30 cũng cho thấy nhận thức tương tự về các cuộc đình công (38% 'tích cực', 43% 'tiêu cực'), tuy nhiên nam giới lại có cái nhìn tiêu cực hơn (48%) về vấn đề này. Theo khu vực, tỷ lệ phản hồi của những người ở độ tuổi 20 và 30 ở Seoul là cao nhất với 48%, được phân tích là bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình thường xuyên ở trung tâm thành phố Seoul.

Trong câu hỏi về việc liệu công đoàn có góp phần thúc đẩy quyền và lợi ích của tất cả người lao động hay không, ý kiến ​​tiêu cực chiếm tỷ lệ cao, với tỷ lệ 'đóng góp' (35%) và 'không đóng góp' (44%); trong đó 35% đưa ra lý do cho lựa chọn tiêu cực là vì 'chỉ quan tâm đến lợi ích của chính họ'.

Nhìn nhận về sự công bằng xã hội, 69% người được hỏi cho rằng 'không công bằng”', cho thấy sự bất mãn và thất vọng của lứa tuổi 20~30 với xã hội Hàn Quốc hiện nay. Xét theo lĩnh vực, 68% người được hỏi chọn đáp án 'không công bằng' trong việc thực thi pháp luật và cơ hội làm giàu. Ngoài ra, trong cơ hội việc làm và tiền lương·chế độ đãi ngộ cũng ghi nhận lần lượt tỷ lệ chọn đáp án 'bất công' là 59% và 60%.

Tuy nhiên, tính công bằng của các cơ hội giáo dục được nhìn nhận ở mức tương đối tích cực với 51% 'công bằng' và 43% 'không công bằng'

Kết quả của khảo sát cũng tiết lộ rằng giới trẻ Hàn coi xã hội Hàn Quốc là một "xã hội xung đột".

Về các xung đột trong xã hội, 82% trả lời là 'nghiêm trọng'. Trong đó các lĩnh vực như các phe đối lập (bảo thủ và tiến bộ), giai cấp, lao động và quản lý, thế hệ và giới tính chiếm tỷ lệ cao áp đảo về mức độ 'nghiêm trọng'.
 
◆ 34% "thích sống một mình"…62% ủng hộ "sống chung không cần kết hôn"
Về hôn nhân, 34% cho biết 'sống một mình cũng tốt' và 62% có nhận thức tích cực về việc 'sống chung không kết hôn'.

Về việc có con sau khi kết hôn, 61% trả lời 'có thì tốt hơn' và 39% trả lời 'không có thì tốt hơn'. Về lý do không thích con cái, 35% cho rằng 'do không đủ tự tin để nuôi dạy con' và 34% cho rằng 'vì muốn có cuộc sống thoải mái về kinh tế'

Trong phần "Nếu làm việc chăm chỉ thì có không khó để tìm được việc làm", chỉ có 34% trả lời 'có', trong khi đó có tới 63% trả lời 'không', cho thấy thế hệ trẻ Hàn Quốc có nhận thức mạnh mẽ về việc không dễ để tìm được một công việc ngay cả khi cố gắng.

Với phần "Có rất nhiều công việc tốt trong xã hội của chúng ta", 26% trả lời 'có' và 69% trả lời 'không'.
Đối với câu hỏi về "Mức lương hàng năm của 'công việc tốt'" thì con số 30~40 triệu won chiếm 50%, 40~50 triệu won chiếm 25% và 20~30 triệu won chiếm 12%.

Về câu hỏi "Có thể mua nhà bằng công sức và tiền đầu tư của bản thân không?", 70% trả lời 'không' và 26% trả lời 'có'.

Mối quan tâm lớn nhất của giới trẻ trong độ tuổi 20~30 ở Hàn Quốc là những gì bản thân đang làm hiện tại chẳng hạn như sự nghiệp và học tập, tiếp theo là công việc và sức khỏe, công nghệ tài chính, sở thích và giải trí, mua nhà, hẹn hò và kết hôn. 

Mặt khác, trong khi sự không hài lòng (51%) và hài lòng (49%) về mức độ hài lòng với cuộc sống cá nhân là gần như tương tự nhau thì sự không hài lòng với xã hội lại cao hơn hẳn ở mức 73% so với sự hài lòng (27%).

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기